Động vật như là các loài gia súc, gia cầm bò sát, ong, tằm và một số loài động vật khác sống dưới nước… được con người nuôi dưỡng phục vụ mục đích thương mại… đều phải thực hiện xin cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật để có thể buôn bán, cũng như vận chuyển động vật.Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật là việc kiểm tra, áp dụng các biện pháp kỹ thuật để phát hiện, kiểm soát, ngăn chặn đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật.
Luật Thành Thái – TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin liên quan đến việc đăng ký kiểm dịch động vật, xin cấp chứng nhận kiểm dịch động vật theo quy định của pháp luật để khách hàng có thể vận chuyển động vật ra ngoài phạm vi tỉnh thành, hoặc có thể xuất khẩu, nhập khẩu động vật.
1.Căn cứ pháp lý:
- Luật Thú y
- Nghị định 35/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thú Y
- Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn.
2. Các trường hợp phải tiến hành kiểm dịch:
Theo quy định tại điều 37, Luật Thú y năm 2015, thì những động vật sau phải tiến hành kiểm dịch theo quy định của pháp luật, Động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch trước khi vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh phải được kiểm dịch một lần tại nơi xuất phát đối với các trường hợp sau đây::
– Động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở thu gom, kinh doanh;
– Động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở chăn nuôi chưa được giám sát dịch bệnh động vật;
– Động vật chưa được phòng bệnh hoặc đã được phòng bệnh bằng vắc-xin nhưng không còn miễn dịch bảo hộ;
– Động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở chưa được công nhận an toàn dịch bệnh động vật;
– Sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật chưa được định kỳ kiểm tra vệ sinh thú y;
– Động vật, sản phẩm động vật không thuộc trường hợp quy định nhưng chủ hàng có yêu cầu.
3. Trình tự kiểm dịch:
– Tổ chức, cá nhân khi vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đăng ký kiểm dịch với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương;
– Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đăng ký kiểm dịch, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương quyết định và thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm dịch về địa điểm, thời gian kiểm dịch;
– Nội dung thực hiện kiểm dịch bao gồm kiểm tra lâm sàng, chẩn đoán, xét nghiệm động vật, sản phẩm động vật để phát hiện đối tượng kiểm dịch, đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày bắt đầu kiểm dịch, nếu đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thì cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch; trường hợp kéo dài hơn 05 ngày làm việc hoặc không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thì cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương thông báo, trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Hồ sơ cần chuẩn bị:
Chủ hàng cần chuẩn bị đơn đăng ký kiểm dịch theo Mẫu 1 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn và tiến hành nộp đến cơ quan kiểm dịch động vật nội địa.
Như vậy, khi muốn vận chuyển động vật ra khỏi phạm vi tỉnh thành, xuất khẩu động vật.. thì chủ hàng cần phải đáp ứng điều kiện nhất định và phải có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật chứng nhận rằng động vật đủ điều kiện vận chuyển, nếu chủ hàng thiếu các giấy tờ quy định thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính nếu trạm kiểm dịch động vật kiểm tra.
Vì vậy, nếu các bạn có nhu cầu xin cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, hãy liên hệ Luật Thành Thái theo hotline: 0977.184.216 để có thể được đăng ký kiểm dịch động vật nhanh nhất, đảm bảo yêu cầu của khách hàng.