Báo cáo giám sát môi trường định kỳ

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là một tài liệu không thể thiếu trong trong bộ hồ sơ bảo vệ môi trường của Doanh nghiệp.Vậy báo cáo giám sát môi trường định kỳ là gì? Lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ như thế nào? Sau đây Luật Thành Thái  sẽ tư vấn cho các bạn về vấn đề này.

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là cơ sở để đánh giá chất lượng môi trường ngắn hạn tại các Cơ sở sản xuất kinh doanh sau đó báo cáo đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Cụ thể là các Phòng Tài nguyên và Môi trường, các chi cục Bảo vệ môi trường), với mục tiêu là xem xét, đánh giá lại  hiện trạng môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong thời gian qua, thêm vào đó là công tác để thực hiện việc bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất kinh doanh đó.

Luật Thành Thái. Hotline tư vấn: 0987 184 216
Luật Thành Thái. Hotline tư vấn: 0987 184 216

Mục đích của báo cáo giám sát môi trường định kỳ:

  • Để  theo dõi thực trạng môi trường, diễn biến các tác nhân tiêu cực phát sinh ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của Cơ sở sản xuất kinh doanh đến chất lượng môi trường.
  • Định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số liên quan đến các tác nhân tiêu cực của môi trường xung quanh Cơ sở sản xuất, kinh doanh (nước mặt, nước ngầm, không khí, đất).

Đối tượng phải lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ:

Đối tượng phải lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ gồm

  • Các cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh, dịch vụ, các khu sản xuất, kinh doanh, cơ sở đang hoạt động và phải thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), bản kế hoạch bảo vệ môi trường.
  • Các cơ sở sản xuất lớn, nhỏ, các khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ (có từ 10 phòng trọ trở lên), các bệnh viện, phòng khám, trường học, nhà hàng không phân biệt quy mô lớn nhỏ, chung cư, tòa nhà, các công trình xây dựng, các khu công nghiệp, khu dân cư, trung tâm thương mại và siêu thị… có xả chất thải.

Quy trình lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ như thế nào?

  • Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh, thu thập số liệu về hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh, điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa chất, kinh tế – xã hội liên quan đến dự án đầu tư, kinh doanh.
  • Xác định nguồn gây ô nhiễm như khí thải, chất thải rắn, nước thải, các chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất của cơ sở sản xuất, kinh doanh.
  • Thực hiện việc lấy mẫu các chất thải, nước thải, mẫu không khí xung quanh tại các ống khói, hoặc khí thải tại nguồn nếu doanh nghiệp có sử dụng máy phát điện, các mẫu đất, mẫu nước ngầm sau đó đánh giá tác động môi trường.
  • Xây dựng các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố.
  • Đề xuất các phương án quản lý, dự phòng, xử lý khí thải, nước thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn.
  • Cam kết khắc phục các nội dung chưa đạt, biện pháp và thời gian khắc phục; cam kết vận hành và thực hiện thường xuyên các biện pháp xử lý, giảm thiểu chất thải đảm bảo đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành của môi trường; cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
  • Trình nộp báo cáo giám sát môi trường định kỳ lên cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét và giải quyết báo cáo (Sở Tài nguyên và Môi trường, các phòng Môi trường ở quận, huyện).

Trên đây là một vài vấn đề liên quan đến báo cáo giám sát môi trường định kỳ mà Luật thành Thái đã cung cấp đến bạn đọc.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến báo cáo giám sát môi trường định kỳ, hoặc cung cấp dịch vụ về báo cáo giám sát môi trường định kỳ, khách hàng hãy liên hệ chúng tôi : 0977.184.216 để được tư vấn và cung cấp dịch vụ pháp lý.

 

Spread the love
Bài viết cùng chuyên mục